Phản ứng Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt

Tổng thống Hoa Kỳ

Vào ngày Tổng thống Donald Trump ký ban hành dự luật, ông cũng cùng lúc đưa ra hai thông cáo riêng rẽ.[2] Trong việc thông cáo gửi tới Quốc hội[12] ông nói:"Trong khi tôi ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn để trừng phạt và ngăn chặn hành vi hiếu chiến và gây mất ổn định của Iran, Bắc Triều Tiên, và Nga, luật này bị thiếu sót nghiêm trọng. Vì cố gắng thông qua một cách vội vàng, Quốc hội đã đưa vào một số điều khoản rõ ràng vi hiến" — như hạn chế quyền lực của nhánh hành pháp, làm giới hạn khả năng uyển chuyển về đối ngoại.[13] Ngoài ra, thông cáo còn ghi rằng luật này vi phạm phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ Zivotofsky kiện Kerry. Tổng thống dường như ám chỉ ông sẽ không thực hiện một số điều khoản của luật:[12] "Chính quyền của tôi sẽ xem xét thật cẩn thận và tôn trọng những ý muốn được Quốc hội thể hiện trong các điều khoản khác nhau và sẽ thực hiện chúng theo cách phù hợp với quyền của Tổng thống ghi trong hiến pháp về quan hệ đối ngoại."[14] Nó cũng nói: "Cuối cùng, Chính quyền của tôi đặc biệt mong muốn Quốc hội dừng việc sử dụng dự luật còn thiếu sót này để ngăn trở những công việc quan trọng của chúng tôi với các đồng minh châu Âu để giải quyết tranh chấp tại Ukraina, và ngăn trở những nỗ lực của chúng tôi nhằm giải quyết các hậu quả không lường trước có thể xảy đến cho doanh nghiệp Hoa Kỳ, cho bạn bè, và đồng minh của chúng ta."[14]

Một thông cáo khác của Donald Trump lưu ý: "Dự luật vẫn còn thiếu sót nghiêm trọng – cụ thể là vì nó lấn sang quyền thương lượng của nhánh hành pháp. Quốc hội thậm chí còn chưa thể thỏa thuận nổi một dự luật chăm sóc y tế sau bảy năm đàm phán. Với việc hạn chế sự linh hoạt của nhánh Hành pháp, dự luật này sẽ khiến cho Hoa Kỳ không thể đạt được những thỏa thuận tốt cho nhân dân Hoa Kỳ, và sẽ khiến cho Trung Quốc, Nga, và Bắc Triều Tiên xích lại gần nhau hơn.[15]"

Iran

Vào ngày 2 tháng 8 năm 2017, Phó bộ Trưởng Ngoại giao Abbas Araqchi tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước rằng, "Theo quan điểm của chúng tôi thỏa thuận hạt nhân đã bị vi phạm và chúng tôi sẽ có hành động đáp lại phù hợp và tương xứng với vấn đề này".[16]

Bắc Triều Tiên

Các quan chức của Bộ ngoại giao Bắc Triều Tiên nói rằng "Các đề xuất của Hoa Kỳ nhằm áp lệnh trừng phạt lên các nước trên thế giới hoàn toàn chỉ là một cách tệ hại để thỏa mãn lợi ích của chính họ"[17] và rằng ""dự luật trừng phạt" chống lại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nga và Iran vừa được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua sẽ tạo ra những phản đối ngày càng cao của quốc tế", nêu ví dụ là những phản ứng của Nga, Trung Quốc, Venezuela, Đức, Áo và Pháp.[18]

Nga

Sau khi dự luật được Thượng viện thông qua, ngày 28 tháng 7 năm 2017, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố các biện pháp trả đũa dự luật vừa được Quốc hội thông qua, nhưng cũng nhắc đến những biện pháp cụ thể chống lại phái đoàn ngoại giao Nga tại Mỹ của chính quyền Barack Obama vào cuối năm 2016.[19] Nga yêu cầu Mỹ giảm số lượng nhân viên ngoại giao và kỹ thuật tại Đại sứ quán tại Moskva và các lãnh sự quán ở St. Petersburg, YekaterinburgVladivostok xuống còn 455 người — bằng con số nhà ngoại giao Nga được Hoa Kỳ cho phép — trước ngày 1 tháng 9; chính quyền Nga cũng đình chỉ một tổ hợp nghỉ dưỡng và kho lưu trữ do Mỹ sử dụng tại Nga trước ngày 1 tháng 8.[20][21] Ngay sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chính ông đã ra quyết định này và rằng 755 nhân viên ngoại giao của Mỹ sẽ phải "chấm dứt các hoạt động của họ tại Liên bang Nga".[22][23][20]

Sau khi dự luật đã được ký, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng sự trừng phạt này là "hội chứng sợ nước Nga" và sẵn sàng có hành động đáp trả khi cần.[12] Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev viết vào ngày 2 tháng 8 rằng luật này đã kết thúc mọi hy vọng để cải thiện mối quan hệ Mỹ–Nga và đồng nghĩa với "một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện với nước Nga." Thông điệp của ông cũng nói, "Nhóm quyền lực của Mỹ đã có một chiến thắng áp đảo Trump. Tổng thống không hạnh phúc với lệnh trừng phạt mới, nhưng ông phải ký ban hành dự luật."[24][25]

Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên

Vào giữa tháng sáu 2017, Đức và Áo đã đưa ra một tuyên bố chung nói rằng dự luật được đề xuất cho thấy rõ "một mối quan hệ châu Âu-Hoa Kỳ mới và tiêu cực" và rằng một số điều khoản tác động vào các dự án đường ống khí đốt với Nga là một mối đe dọa bất hợp pháp đối với an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu.[26][27]

Vào cuối tháng 7 năm 2017, các lệnh trừng phạt Nga của dự luật bị Chủ tịch Liên Minh châu Âu Jean-Claude Junker chỉ trích kịch liệt và đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa.[28] Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Brigitte Zypries mô tả lệnh trừng phạt là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế và kêu gọi Liên minh châu Âu phải có các biện pháp trả đũa thích hợp.[29]

Ấn Độ

Vào tháng 10 năm 2018, Ấn Độ ký thỏa thuận lịch sử trị giá 5,43 tỷ đô la Mỹ với Nga để mua bốn hệ thống phòng thủ đất đối không S-400 Triumf, hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất trên thế giới, không đoái hoài tới đạo luật CAATSA. Hai công ty dầu mỏ đã đặt dầu thô từ Iran vào tháng 11 cũng bỏ qua CAATSA.[30][31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt http://www.chicagotribune.com/news/sns-wp-russia-p... http://edition.cnn.com/2018/01/29/politics/trump-r... http://www.foxnews.com/politics/2017/06/13/senate-... http://www.newsru.com/world/30jan2018/minfin.html http://www.newsweek.com/donald-trump-russia-sancti... http://theafricom.com/2018/03/16/u-s-sanctions-rus... http://thehill.com/homenews/administration/378564-... http://thehill.com/homenews/house/343700-house-pas... http://www.auswaertiges-amt.de/DE/Infoservice/Pres... http://hdl.loc.gov/loc.uscongress/legislation.115h...